UNICEF hướng dẫn bảy cách doanh nghiệp hỗ trợ người lao động là cha mẹ trong bối cảnh dịch COVID-19

0
1510

Như chúng tôi đã đưa tin Hiệp hội Nhân sự (HRA) đồng hành với Chương trình “Chiến sĩ nhí diệt Covid, CFC và ban điều hành Chương trình “Chiến sĩ nhí diệt Covid” rất vui mừng khi Hiệp hội Nhân sự HRA đã nhận lời đồng hành với Chương trình.

HRA là tổ chức tập hợp các cán bộ Quản lý Nguồn nhân lực, Giám đốc Nguồn nhân lực của tập đoàn, công ty, tổ chức và các chủ doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức đa quốc gia. Các thành viên HRA sẽ chung tay với Chương trình “Chiến sĩ nhí diệt Covid” đưa tin Chương trình trên website và mạng xã hội của doanh nghiệp, tổ chức mình, cũng như sẽ thông tin rộng rãi đến cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, đặt các bộ bảo vệ với Chương trình.

Gần đây UNICEF cũng đưa ra bảy khuyến nghị để chủ doanh nghiệp hỗ trợ người lao động là cha mẹ trong bối cảnh dịch COVID-19. Xét thấy những khuyến nghị này rất thiết thực và hiệu quả với cộng đồng các tổ chức đối tác của CFC, chúng tôi đăng lại các khuyến nghị của UNICEF Việt Nam dưới đây:

7 cách chủ doanh nghiệp có thể hỗ trợ người lao động là cha mẹ trong bối cảnh dịch COVID-19

Trẻ em trên toàn thế giới đang cần sự giúp đỡ từ cha mẹ ngay lúc này. Còn cha mẹ thì cần sự giúp đỡ của các chủ doanh nghiệp.

Toàn thế giới đang đối mặt với những hậu quả gây ra bởi sự bùng phát của dịch COVID-19. Đối với trẻ em, những hậu quả này là việc học bị gián đoạn, sức khỏe các thành viên trong gia đình có nguy cơ bị đe dọa, thu nhập gia đình giảm sút. Những tác động này còn tiêu cực hơn nữa đối với trẻ em gái và trẻ em trai thuộc các hộ nghèo nhất.

Các chính sách làm việc thân thiện với gia đình như nghỉ chăm sóc con có lương, nghỉ ốm có lương, điều kiện làm việc linh hoạt, cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ chất lượng với giá cả hợp lý, sẽ cho cha mẹ thời gian và sự hỗ trợ cần thiết để chăm sóc con, từ đó giúp giảm gánh nặng trên vai trẻ em.

Dưới đây là bảy cách mà các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng để hỗ trợ người lao động là cha mẹ chăm sóc cho bản thân, con cái và gia đình trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh COVID-19:


1. Đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách làm việc hiện tại trong việc hỗ trợ các gia đình. 

Các chính sách hiện tại đã đủ thuận lợi cho các gia đình hay chưa? Để trả lời câu hỏi này, hãy bắt đầu từ việc xác định các nhu cầu cấp thiết nhất của người lao động là cha mẹ, đặc biệt tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương như lao động tạm thời, lao động phi chính thức, lao động nhập cư, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, lao động khuyết tật và lao động không được hưởng chính sách như nghỉ ốm được trả lương.


2. Tạo điều kiện làm việc linh hoạt.

Làm việc linh hoạt tức là người lao động được tự chủ về địa điểm và thời gian hoàn thành trách nhiệm trong công việc. Do mỗi cha mẹ lại có nhu cầu riêng, phương án làm việc linh hoạt hỗ trợ cha mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc con cái và gia đình. Làm việc linh hoạt bao gồm làm việc tại nhà, làm việc ít ngày hơn hoặc cho nghỉ phép dài hạn để tạo điều kiện cho người lao động chăm sóc người thân là người ốm, người già hoặc người khuyết tật.


3. Cung cấp các phương án chăm sóc trẻ an toàn, dễ tiếp cận, giá cả hợp lý và chất lượng. 

Do toàn bộ trường học và các cơ sở trông trẻ phải đóng cửa, người lao động có rất ít hoặc không có các phương án chăm sóc trẻ. Một số cha mẹ thậm chí phải mạo hiểm để con nhỏ ở nhà mà hầu như không trông coi, ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Chủ doanh nghiệp có nhiều cách giải quyết vấn đề này, ví dụ như sử dụng hệ thống giới thiệu các dịch vụ chăm sóc trẻ (nếu vẫn hoạt động và an toàn), trợ cấp người lao động hoặc cho phép làm việc linh hoạt. 


4. Đề cao việc giữ gìn vệ sinh trong và ngoài nơi làm việc. 

Đối với các cha mẹ làm những công việc cần thiết phải có mặt, chủ lao động cần bảo vệ họ qua việc giữ cho môi trường làm việc luôn sạch sẽ và vệ sinh, lắp đặt bồn rửa tay luôn sẵn nước và xà phòng, hoặc dung dịch rửa tay khô có cồn trong trường hợp không lắp đặt được bồn rửa. Nhân viên nữ có con nhỏ cần được hỗ trợ cho con bú tại các khu vực sạch sẽ và tiện nghi. Ngoài ra, chủ lao động có thể góp phần bảo vệ sức khỏe của toàn bộ người lao động, gồm cả những người làm việc từ xa, thông qua chia sẻ những thông điệp về cách thức phòng ngừa dịch bệnh, những lưu ý khi di chuyển và cách trao đổi với con về vi-rút Corona. 


5. Hướng dẫn người lao động tìm kiếm hỗ trợ y tế. 

Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp giúp đỡ người lao động có triệu chứng mắc COVID-19 tìm kiếm các cơ sở và dịch vụ y tế. Ví dụ, chủ doanh nghiệp có thể cung cấp đường dây nóng khẩn cấp, địa chỉ cụ thể và số điện thoại của bệnh viện địa phương, cơ quan y tế. Chủ doanh nghiệp ngoài ra cần nhắc nhở nhân viên cách di chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh an toàn trong trường hợp có triệu chứng mắc COVID-19.


6. Giúp người lao động và gia đình giải tỏa căng thẳng.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt hỗ trợ người lao động đang lo lắng, hoang mang và sợ hãi trước sự lây lan của COVID-19. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ cha mẹ trấn an con cái họ khi các con cũng lo lắng và sợ hãi. Hãy chỉ chia sẻ thông tin từ các nguồn chính thống và đảm bảo toàn bộ người lao động có thể tiếp cận các dịch vụ tâm lý xã hội. Người lao động là cha mẹ cũng cần thời gian và nguồn lực để trấn an, chăm sóc con cái. Nguồn lực bao gồm các công cụ hữu ích để khuyến khích trẻ em nói chuyện, vui chơi hoặc kích thích phát triển khác từ người chăm sóc.


7. San sẻ gánh nặng tài chính nếu người lao động hay thành viên trong gia đình họ nhiễm COVID-19.

Giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động là một việc làm rất quan trọng trong thời điểm bùng phát COVID-19. Chủ doanh nghiệp có thể triển khai các phương án hỗ trợ như bảo đảm quyền lợi người lao động, cho phép nghỉ ốm có lương, các hình thức hỗ trợ kinh tế như trợ cấp nuôi con và trợ cấp chi phí khám chữa bệnh. Các nhóm dễ bị tổn thương như nhóm lao động thu nhập thấp và nhóm lao động phi chính thức cần có những hỗ trợ riêng.

8. Các chính sách thân thiện với gia đình áp dụng cho tất cả người lao động.

Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo các chính sách thân thiện với gia đình được áp dụng cho toàn bộ người lao động không phân biệt giới hay hình thức lao động (chính thức hay hợp đồng). Điều quan trọng là xây dựng một văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động thoải mái sử dụng chính sách mà không lo sợ bị đối xử phân biệt hay trả đũa. Đối với nữ giới – vốn đảm đương trách nhiệm chăm con nhiều hơn nam giới ở nhiều nơi, các biện pháp cần được thực hiện triệt để đảm bảo các bà mẹ đi làm không bị xử phạt vì quyết định của mình. Bằng việc thi hành và mở rộng các chính sách thân thiện với gia đình, chủ doanh nghiệp đang đóng vai trò trung tâm trong việc cải thiện đời sống của người lao động và con em họ.

Link bài viết của UNICEF

————-

CFC đang nỗ lực góp sức mình và hỗ trợ các tập thể, các gia đình và cả các em nhỏ trên cả nước tham gia vào công cuộc đẩy lùi Covid19. CFC phối hợp với Công ty May X20, Bộ Quốc phòng và Công ty Dược phẩm CVI tổ chức chương trình “Chiến sĩ nhí diệt Covid” (Videoclip), trang bị khẩu trang kháng khuẩn “Tự hào Việt Nam” được thiết kế riêng với biểu tượng cờ đỏ sao vàng, và gel rửa tay diệt khuẩn, tạo thói quen tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh và gửi những hình ảnh tích cực về bản thân như những “người chiến sĩ” trên mặt trận chống Covid-19, lan tỏa tinh thần chống dịch bệnh với cộng đồng.

Chương trình đã được một số bạn học sinh ủng hộ bằng những poster rất ấn tượng: Học sinh Vinschool vẽ poster ủng hộ “Chiến sĩ nhí diệt corona”; Vinschool student makes poster to support “Young Fighters against Covid19”.

Chương trình mời các gia đình và các bạn trẻ gửi những hình ảnh vui nhộn chụp với khẩu trang kháng khuẩn “Tự hào Việt Nam”, rửa tay đúng cách bằng gel rửa tay diệt khuẩn, về fanpage Chiến sĩ nhí diệt Covid, hoặc đăng tải hình ảnh trên Facebook kèm hashtag #ChienSiNhidietCovid để lan tỏa sức mạnh đến cộng đồng.

Các bố mẹ tham khảo thông tin tại Website: https://chiensinhi.cfc.org.vn/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/ChienSiNhidietCovid/